Tấm bằng đắt nhất thế giới trị giá hàng trăm nghìn USD

Để nhận bằng tiến sĩ Kinh doanh từ ĐH Cambridge, Anh, sinh viên phải chi hơn 300.000 USD (khoảng 7,4 tỷ đồng). Đây không phải tấm bằng duy nhất trên thế giới có giá hàng tỷ đồng.

Tấm bằng đắt nhất thế giới trị giá hàng trăm nghìn USD

ĐH Cambridge sẽ đào tạo chương trình tiến sĩ ngành Kinh doanh với học phí cho 4 năm học lên đến 332.000 USD (hơn 7,4 tỷ đồng). Theo Business Insider , đây là tấm bằng đắt nhất trên thế giới. Dự kiến, chương trình sẽ có quy mô nhỏ, tính chọn lọc cao với nguồn lực đầu tư lớn.

Để lấy được tấm bằng cử nhân Âm nhạc từ ĐH Bard, Mỹ, sinh viên phải chi 253.520 USD (gần 5,7 tỷ đồng) cho 5 năm. Đây cũng là một trong những trường đào tạo ngành Âm nhạc tốt nhất nước này.

Tổng học phí cho tấm bằng tiến sĩ ngành Y học của ĐH Tufts lên đến 238.056 USD (hơn 5,3 tỷ đồng). Tufts nằm trong danh sách 50 cơ sở đào tạo tốt nhất nước Mỹ về chương trình chăm sóc cơ bản lẫn nghiên cứu y khoa.

Trường đào tạo bác sĩ và nhân viên giải phẫu thuộc ĐH Columbia cung cấp chương trình tiến sĩ Y khoa kéo dài 4 năm với mức học phí 230.536 USD (gần 5,2 tỷ đồng). Tuy nhiên, với nhiều người, đây là khoản đầu tư xứng đáng vì rõ ràng, tấm bằng tiến sĩ từ cơ sở đào tạo đứng thứ bảy nước cờ hoa rất có giá trị.

Harvey Mudd vốn nổi tiếng là trường học có chương trình cử nhân đắt nhất cả nước. Sau khi chi khoảng 209.532 USD (gần 4,7 tỷ đồng) và hoàn thành chương trình học 4 năm, sinh viên nhận được tấm bằng cử nhân Khoa học. Đổi lại, ngay sau khi tốt nghiệp, phần lớn trong số họ tìm được việc làm với mức thu nhập 78.200 USD (khoảng 1,8 tỷ đồng) và tăng lên 133.000 USD (gần 3 tỷ đồng) sau thời gian ngắn.

Sarah Lawrence không phải cái tên quen thuộc. Tấm bằng cử nhân của trường này trị giá 204.784 USD (gần 4,7 tỷ đồng). Trường khai phóng này có phương pháp giảng dạy độc nhất vô nhị, không có chương trình bắt buộc (sinh viên chỉ chọn học các lớp họ thích) và hầu như không tổ chức thi cử.

Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh tại trường Wharton thuộc ĐH Pennsylvania chỉ kéo dài hai năm nhưng “ngốn” của sinh viên khoản tiền không hề nhỏ, 192.900 USD (hơn 4,3 tỷ đồng). Cựu sinh viên Wharton dễ dàng tìm kiếm công việc với mức lương trung bình lên đến 127.280 USD (gần 2,9 tỷ đồng).

Gỡ khó cho mô hình đại học phi lợi nhuận tại Việt Nam

Theo zing